Tự tin với nông nghiệp thời @
Ngày 10.1, Đoàn Khối doanh nghiệp T.Ư phối hợp với Tỉnh đoàn Cao Bằng tổ chức chương trình Tình nguyện mùa đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025 tại tỉnh Cao Bằng. Tham dự chương trình có ông Trần Thắng, Phó bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp T.Ư, cùng đại diện lãnh đạo Đảng ủy Khối doanh nghiệp T.Ư, lãnh đạo tỉnh Cao Bằng.Đoàn công tác đã thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại H.Hà Quảng, trong đó trao tặng 9 Ngôi nhà yêu thương cho đồng bào vùng cao là những hộ đang phải ở trong những ngôi nhà tạm dột nát. Là một trong những hộ được nhận nhà dịp này, anh Lục Văn Hoà (xã Lũng Nặm) cho biết, gia đình anh có 5 người, gồm mẹ già, hai vợ chồng và hai con nhỏ (một bé đang học mầm non và một bé 10 tháng tuổi) nhưng không có thu nhập ổn định, nên đời sống rất khó khăn. Gia đình anh được huyện đưa vào diện xóa nhà tạm dột nát và được Đoàn Khối doanh nghiệp T.Ư hỗ trợ kinh phí xây dựng.Dịp này, chương trình cũng hỗ trợ kinh phí xây dựng 2 tuyến đường; hỗ trợ cơ sở vật chất Trường PTDT bán trú THCS Nặm Nhũng (H.Hà Quảng).Các đơn vị thuộc Đoàn Khối doanh nghiệp T.Ư cũng trao tặng 20 xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; 10 suất quà cho người dân, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ tại Đồn biên phòng Nặm Nhũng (H.Hà Quảng). Tổng kinh phí các hoạt động an sinh xã hội có trị giá gần 850 triệu đồng. Ban tổ chức cho biết, thông qua chương trình đã phát huy vai trò xung kích, tình nguyện và tinh thần "tương thân, tương ái" của đoàn viên, thanh niên để chung sức giúp đỡ thanh thiếu nhi và nhân dân có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa.Chương trình cũng góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, qua đó tạo môi trường để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; góp phần tăng cường đoàn kết, tập hợp thanh niên; củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn.Tuyên dương thanh niên tiêu biểu trong phong trào tình nguyện tại Thừa Thiên - Huế
Chiều 20.3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phóng viên đã nêu câu hỏi về công tác bảo hộ công dân Việt Nam được giải cứu tại khu vực biên giới Myanmar - Thái Lan. Trả lời câu hỏi này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, các cơ quan chức năng nước này đã thông báo về một số trường hợp công dân Việt Nam đang bị tạm giữ do vi phạm các quy định về xuất - nhập cảnh vào Myanmar sau các đợt truy quét, triệt phá các cơ sở lừa đảo trực tuyến tại khu vực Myawaddy, khu vực này gần biên giới giữa Myanmar và Thái Lan."Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam ở Myanmar đã yêu cầu các cơ quan chức năng sở tại bảo đảm an toàn và điều kiện sinh hoạt cho công dân Việt Nam", bà Hằng nói.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước để xác minh nhân thân của công dân Việt Nam bị tạm giữ, đồng thời chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng của sở tại để kịp thời triển khai các biện pháp bảo hộ, hỗ trợ công dân về nước.
Tấm biển chuyển khoản 666 triệu đồng mừng cưới cô dâu chú rể và sự thật câu chuyện
Sáng 10.2, Đội CSGT Cát Lái (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan cứu nạn, xử lý hiện trường vụ tai nạn xe đầu kéo xảy ra trên đường Võ Chí Công.Khoảng 6 giờ 15 cùng ngày, chiếc xe đầu kéo do nam tài xế điều khiển chạy trên đường Võ Chí Công, hướng từ vòng xoay Liên Phường đi vòng xoay Phú Hữu. Lúc phương tiện đi qua địa bàn P.Phú Hữu thì bất ngờ mất lái, tông vào dải phân cách, đầu xe tiếp tục lao xuống lề đường.Vụ việc làm xe đầu kéo hư hỏng nặng, 1 trụ đèn chiếu sáng giao thông bị cùng 150 mét dải phân cách bị tông bể. Nam tài xế bị kẹt trong buồng lái được người dân hỗ trợ ra ngoài trong tình trạng bị thương nhẹ. Vụ tai nạn làm giao thông qua khu vực bị ảnh hưởng. Nhận tin báo, Đội CSGT Cát Lái phối hợp các đơn vị liên quan điều tiết giao thông, xử lý hiện trường, cứu hộ phương tiện, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
Vào ngày 6.1.2025, tức 4 năm sau cuộc bạo loạn ở Điện Capitol, chiến thắng của ông Trump đã được Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua trong cuộc họp chung do Phó tổng thống Kamala Harris chủ trì.Trước giờ phút trở thành tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, ông Trump đã đề cập những gì ông dự định thực hiện trong những ngày đầu tiên trở lại Phòng Bầu dục, bao gồm đánh thuế nhập khẩu vào Mexico, Canada và Trung Quốc và ân xá cho những người bạo loạn vào ngày 6.1.2021.Trước lễ nhậm chức hôm 20.1, ông Trump dự kiến sẽ tham dự nhiều sự kiện cùng với cấp phó của mình là ông JD Vance.Ông Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức cho nhiệm kỳ tổng thống thứ hai và cũng là cuối cùng của mình vào ngày 20.1.2025 tại Washington DC.Tu chính án thứ 20 của Hiến pháp Mỹ ấn định ngày nhậm chức. Mỗi tổng thống đắc cử bắt đầu nhiệm kỳ của mình vào trưa ngày 20.1 trong năm tiếp theo sau cuộc bầu cử. Tuy nhiên, nếu ngày 20.1 rơi vào chủ nhật thì tổng thống đắc cử sẽ nhậm chức vào ngày hôm sau.Vé tham dự lễ nhậm chức sắp tới của ông Trump tại Điện Capitol được phát miễn phí cho người dân. Vé được phân phối thông qua các thành viên Quốc hội và thường được phát hành đến văn phòng của các thành viên Quốc hội bắt đầu từ đầu tháng 1.Ủy ban Liên hợp về Lễ nhậm chức của Quốc hội trong một thông cáo báo chí ngày 23.12 cho biết hơn 220.000 vé sẽ được phân phối đến các văn phòng trên trên toàn quốc.Câu trả lời là không. Hiên pháp Mỹ chỉ cho phép một người giữ chức vụ tổng thống hai lần và các nhiệm kỳ không thể kéo dài vô thời hạn.
Ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
Mới đây Tổng bí thư Tô Lâm có bài viết Học tập suốt đời. Trong bài viết, có những nội dung quan trọng như: "Học tập suốt đời không phải là vấn đề mới. Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào toàn dân, toàn quân xóa nạn mù chữ, Người căn dặn: "… Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm" ; " Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình". Tổng bí thư Tô Lâm cũng viết: "Học tập suốt đời trở thành một quy luật sống; không chỉ giúp mỗi cá nhân nhận biết, thích nghi, không tụt hậu trước sự biến đổi từng ngày của thế giới hiện tại, làm giàu trí tuệ, hoàn thiện nhân cách, vượt qua khó khăn, thử thách để ngày càng tiến bộ và định vị bản thân trong xã hội hiện đại; cao hơn, đây là chìa khóa quan trọng để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là con đường duy nhất, hướng đi tất yếu của mọi quốc gia để đảm bảo sự phát triển thịnh vượng, bền vững. Học tập suốt đời giúp mỗi thành viên trong xã hội có đủ điều kiện và cơ hội tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình, của gia đình, họ tộc, thôn, xóm, phường, xã và cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...".Thực tế trong đời sống hàng ngày, có nhiều tấm gương học tập suốt đời rất ngưỡng mộ. Thanh Niên Online giới thiệu tới bạn đọc những câu chuyện đẹp của lòng ham học, ý chí tự học suốt đời, không có giới hạn của tuổi tác, công việc, vai trò của những người dân trong xã hội.Ở ấp 20 xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM, nhiều người biết cụ ông Đoàn Hoàng Hải, cán bộ hưu trí, nguyên là Phó giám đốc Bưu điện TP.HCM. Ngày ngày ông đạp chiếc xe đạp giản dị đi họp tổ dân phố, vận động bà con giữ gìn vệ sinh khu dân cư, vận động bà con đóng góp để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng ấp 20 hay công trình chống ngập...Cụ ông Đoàn Hoàng Hải năm nay đã 75 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, mới lấy bằng tiến sĩ năm 2024 - ở tuổi 74, ngành Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Trà Vinh. Hành trình lấy bằng tiến sĩ của cụ ông U.80 đầy sự nỗ lực."Là nghiên cứu sinh tiến sĩ từ năm 2018, tháng nào tôi cũng bắt xe khách để đi đi về về giữa TP.HCM và Trà Vinh để học tập, nghiên cứu, làm việc với các tiến sĩ, giáo sư hướng dẫn của mình. Tôi làm luận án tiến sĩ chủ đề "Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn TP.HCM". Trong quá trình học, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giãn cách xã hội, việc di chuyển, học tập gặp không ít khó khăn, dù vậy tôi vẫn quyết tâm vượt qua, để lấy bằng tiến sĩ vào ngày 3.8.2024", ông kể.Ngày nhận bằng tiến sĩ với ông Đoàn Hoàng Hải là ngày không thể nào quên. Tại hội trường Trường ĐH Trà Vinh, đại diện cho 7 tân tiến sĩ và 408 tân thạc sĩ nhận bằng tốt nghiệp, ông có bài phát biểu đầy cảm xúc.Ông nói: "Chúng tôi muốn dành tặng sự thành công bước đầu này của bản thân cho gia đình và những người thân yêu nhất. Bởi đằng sau đó là sự hy sinh thầm lặng của những người cha, người mẹ, người vợ, người chồng, người con gái, con trai, con dâu, con rể, cháu nội cháu ngoại và những anh chị em đồng nghiệp, của những tân thạc sĩ, tiến sĩ. Hơn ai hết, chính họ đã tạo động lực để chúng tôi vượt qua khó khăn, chinh phục ước mơ và chạm đến mục tiêu mà chúng tôi từng mơ ước".Cụ ông nhận bằng tiến sĩ ở tuổi 74 nói: "Tôi không bằng lòng và thỏa mãn với những thành tích đạt được, bởi vì kiến thức là bầu trời mênh mông, ngạn ngữ có câu 'Những gì ta biết chỉ là một giọt nhỏ, còn những gì ta chưa biết là cả một đại dương...'.Cụ ông Đoàn Hoàng Hải từng làm nhiệm vụ tại đội thông tin vô tuyến điện tỉnh đội Bến Tre, trực tổng đài Khu ủy Sài Gòn - Gia Định trong kháng chiến chống Mỹ. Bị thương trong chiến tranh, hỏng một bên mắt, là thương binh tỷ lệ thương tật 76% nhưng ông luôn không ngừng. cố gắng trong học tập, công tác.Ông công tác tại Bưu điện TP.HCM tới năm 2011 thì nghỉ hưu, sau đó ông vẫn chưa cho phép mình nghỉ lao động một ngày nào. Đã có bằng cử nhân, bằng thạc sĩ quản lý hành chính công của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh từ lúc còn công tác tại Bưu điện TP.HCM, ông vẫn tranh thủ các thời gian có thể để đi học chứng chỉ lý luận dạy đại học, chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền.... Nhiều năm qua, ông là giảng viên thỉnh giảng một số môn học của các trường đại học. Đặc biệt, từ năm 2024, sau khi lấy bằng tiến sĩ, ông trở thành giảng viên cơ hữu Trường ĐH Công thương TP.HCM, dạy các môn như quản trị nguồn nhân lực, quản trị học. Đồng thời, ông vẫn đang dạy các môn tinh thần khởi nghiệp, quản trị văn phòng tại Trường ĐH Gia Định.Nhà ở xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, để tới được Trường ĐH Công thương TP.HCM ở quận Tân Phú, cụ ông 75 tuổi phải thức dậy từ sớm, để 5 rưỡi xuất phát từ nhà đi tới trạm xe buýt, di chuyển 2 chuyến xe buýt và bắt thêm một chặng xe ôm công nghệ nữa để tới được trường. Nhà xa, tuổi cao, nhưng chưa bao giờ cụ ông đi dạy trễ. Sinh viên Trường ĐH Công thương TP.HCM rất quý mến vị giảng viên đáng kính với nhiều kiến thức sâu sắc trong cả lý luận và thực tiễn. Trên giảng đường, các bạn gọi "thầy", nhưng tan học, các bạn trẻ vây quanh ông và trìu mến gọi ông bằng "ông ngoại", "ông nội".Tiến sĩ Đoàn Hoàng Hải khuyến khích sinh viên nghiên cứu trước các tài liệu, các vấn đề trong thực tiễn rồi sau đó lên giảng đường cùng thảo luận nhóm, đặt câu hỏi với giảng viên để hiểu sâu hơn vấn đề. Giữa các học kỳ, ông thường hỏi lại sinh viên phương pháp giảng dạy của mình có ổn không, còn điều gì các em sinh viên thấy giảng viên cần thay đổi để tốt hơn. "Tôi luôn lắng nghe sinh viên để biết rằng mình còn cần phải nỗ lực thêm ở đâu, thay đổi chỗ nào để giảng dạy tốt hơn nữa. Dù ở lứa tuổi nào, thì tôi nghĩ rằng người thầy vẫn luôn cần lắng nghe tiếng nói của các bạn sinh viên. Tôi cũng muốn cho các cháu sinh viên thấy rằng mình luôn chăm chỉ học hành, lao động, cống hiến cho xã hội dù đã 75 tuổi, để truyền cảm hứng tự học, tích cực học tập suốt đời cho các bạn", cụ ông là giảng viên Trường ĐH Công thương TP.HCM bày tỏ.Ông Đoàn Hoàng Hải có một chiếc bảng trắng để ở phòng làm việc, trên đó ghi dày đặc lịch làm việc từ thứ hai tới chủ nhật, từ sáng tới tối. Từ việc tự học, đi dạy ở các trường đại học tới việc họp hành ở ấp, xã, họp với hội đồng hương và nhiều câu lạc bộ, để làm các chương trình từ thiện, giúp đỡ người nghèo quê hương Bến Tre, tặng học bổng cho học sinh nghèo học giỏi...Cụ ông là Bí thư chi bộ ấp 20 xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, Phó ban thường trực Ban liên lạc đồng hương Bến Tre tại TP.HCM khoe chỉ riêng trong năm 2024 ban đã vận động các nhà hảo tâm, các đơn vị, doanh nghiệp hảo tâm được 210 tỉ đồng để xây cầu, làm nhà tình nghĩa... cho bà con nghèo ở Bến Tre.Bên cạnh đó, cụ ông còn là Phó chủ nhiệm CLB truyền thống kháng chiến khối thông tin giao bưu T.Ư cục miền Nam; Trưởng ban liên lạc ban thông tin vô tuyến điện khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước 30.4.1975 - 30.4.2025 ông và các đồng đội có rất nhiều hoạt động như viếng nghĩa trang liệt sĩ đã hy sinh, thăm hỏi những thương binh, những đồng đội xưa...Cụ ông 75 tuổi đang có 9 đứa cháu nội, ngoại, cháu nào học cũng giỏi. Hàng tháng, gia đình luôn có buổi gặp mặt con cháu, mọi người tề tựu đông đủ để sinh hoạt gia đình, cụ ông và cụ bà hỏi chuyện, nhắc nhở, khen thưởng, động viên các cháu học hành. Cụ ông bộc bạch: "Một trong những động lực giúp tôi luôn nỗ lực học tập, học tập suốt đời đó là để luôn thấy mình có ích, đóng góp, cống hiến được cho xã hội, làm gương được cho các cháu sinh viên mà mình đang dạy học và trước hết, là làm gương cho chính các con, các cháu tôi. Con trai tôi cũng đang học lên tiến sĩ giống tôi, còn các cháu tôi khi thấy ông nội, ông ngoại của chúng luôn chăm chỉ học hành dù tuổi đã cao thì các cháu cũng sẽ nỗ lực học tập hết mình, gặp khó khăn cũng không dễ dàng bỏ cuộc".